Lại Hằng - Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Giá Rẻ
Giá: 4,800,000đ
Mô tả:
Lễ Ăn Hỏi 5 Tráp Giá Rẻ 1. Trầu Cau (Giá cau thay đổi theo mùa) 2. Tráp Chè (100 Hộp) 3. Tráp Sen/ Hoặc bánh Phu Thê (100 Hộp) 4. Tráp Bánh Cốm (100 Hộp) 5. Tráp Rượu + Thuốc (3 Vodka + 3 Cây Thăng Long) Khuyến mại: 1 Suất lại quả tách sẵn. 100 túi gói quà, 10 chữ Hỷ to, 3 lì xì Lễ Đen, 10 vỏ lì xì trao duyên. 1 Tráp xin dâu trầu têm cánh phượng Miễn phí vận chuyển Nội Thành. ----- Ý nghĩa của đồ lễ trong lễ ăn hỏi 5 tráp Vẫn là với ý nghĩa chung, đại diện cho sự tận tâm, chu đáo, chân thành của nhà trai, nhưng mỗi món lễ vật trong 7 tráp lễ ăn hỏi sẽ có ý nghĩa riêng khác nhau cầu chúc cho hạnh phúc đôi tân lang, tân nương. Tráp trầu cau Mỗi tráp trầu cau cần có một buồng cau từ 60 - 100 quả chẵn, một bó lá trầu và ba cành vỏ cây chay. Ngoài ra, để chuẩn bị cho tráp trầu cau thêm đẹp mắt, gia đình cũng cần trang trí thêm lá vạn tuế, hoa tươi, chữ hỷ hoặc điêu khắc rồng phượng đẹp mắt. lựa chọn buồng cau quả tròn đều, xanh. Phong tục từ Bắc – Trung – Nam đều không thể thiếu được tráp trầu cau. Mặt khác, miếng trầu cau hòa quyện cùng vôi trắng khi ăn tạo ra màu đỏ như son; tượng trưng cho sự son sắt bền chặt trong cuộc sống hôn nhân của đôi vợ chồng sắp cưới. Đây chính là ý nghĩa tráp ăn hỏi trầu cau trong đám cưới người Việt. Khi nhà trai sang nhà gái cần phải chuẩn bị một tráp trầu cau. Trong tráp phải được chuẩn bị một buồng cau với những quả cau bánh tẻ căng tròn được lựa chọn tỉ mỉ sao cho đẹp mắt kết hợp với lá trầu không, kèm theo chữ song hỷ và một số phụ kiện trang trí để tạo nên mâm trầu cau ăn hỏi đẹp mà ý nghĩa nhất Trong các nghi thức lễ cưới truyền thống của Việt Nam, lễ ăn hỏi được xem là một nghi lễ quan trọng. Nó đánh dấu mối quan hệ chính thức của đôi nam nữ. Theo phong tục cưới hỏi truyền thống, trong nghi lễ này nhà trai sẽ đến nhà gái thưa chuyện và ngỏ lời xin cưới cô gái cho chàng trai. Vì vậy, lễ vật nói chung, tráp trầu cau nói riêng là thứ không thể thiếu mà nhà trai cần chuẩn bị để thể hiện thiện chí, tấm lòng trân trọng của nhà trai đối với nhà gái và cô dâu. Đối với đôi nam nữ thanh niên xưa kia thì miếng trầu là dấu hiệu để bắt đầu một tình yêu,, một cuộc hôn nhân. Trong việc cưới hỏi, nhận lễ vật trầu cau là đồng nghĩa với việc nhận lời cầu hôn, là giao ước giữa hai họ. Đây được xem là một nét độc đáo của người Việt. Hình ảnh cây cau đứng thẳng tượng trưng cho hình dáng của người đàn ông mạnh mẽ, trung thủy. Dây trầu quấn quýt bên thân cau tượng trưng cho người phụ nữ một lòng thủy chung. Hình ảnh trầu cau từ đó mà thể hiện cho một tình yêu bền chặt của đôi nam nữ. Trầu cau ăn hỏi được coi như biểu tượng thiêng liêng và chung thủy của cặp vợ chồng trẻ. Nó mang ý nghĩa chúc phúc cho các cặp đôi mãi mãi yêu thương , bền chắt với nhau. Mâm trầu cau ăn hỏi là biểu tượng cho tinh fcảm vợ chồng kao sơn gắn bó. Tráp bánh Tráp bánh cốm - bánh phu thê thường có số lượng bánh chẵn (80 - 100). Loại bánh trong tráp bánh cốm - bánh phu thê có thể thay đổi theo từng vùng miền: miền Bắc sẽ sử dụng bánh cốm xanh, miền Nam dùng bánh phu thê và miền Tây Nam Bộ sẽ sử dụng bánh pía. Khi trang trí, bánh trong tráp thường được xếp thành hình tháp và gắn nơ đỏ hay chữ hỷ để tăng vẻ trang trọng. Bánh cốm và bánh phu thê là 2 loại bánh không thể thay thế. Mặc dù có sự ra đời của cách loại bánh cưới đắt tiền khác. Mỗi loại bánh đều là một gia thoại về tình nghĩa vợ chồng son sắt cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Những loại bánh này được bọc trong giấy đỏ hoặc hộp có màu đỏ thể hiện sự may mắn. Ngoài ra, tráp ăn hỏi còn có xôi đỏ ngụ ý cho tình cảm son sắt vợ chồng. Hay ý nghĩa tráp ăn hỏi lợn quay thể hiện sự sung túc, tài lộc khi đôi uyên ương về chung một nhà. Có thể có tráp mứt sen. Qua tên gọi người ta đã thấy phần nào ý nghĩa của nó, là cặp bánh biểu tượng của tình nghĩa vợ chồng. Bánh phu thê xanh, đỏ được ghép thành từng cặp chẵn, biểu trưng cho sự gắn bó, chung thủy sắt son sắt của vợ chồng. 2 loại bánh tượng trưng cho âm dương. Bánh hình vuông là biểu tượng của sự rắn rỏi là bánh ý nghĩa về người chồng. Còn bánh dẻo, tượng trưng cho sự dịu dàng, đảm đang của người vợ. Nhân bánh ngọt ngào, thơm dẻo tượng trưng cho hạnh phúc lứa đôi tròn đầy. Hình dáng của cặp bánh phu thê cũng mang một ý nghĩa sâu xa, mong muốn đôi vợ chồng trẻ sớm có lộc về con cái, đủ nếp đủ tẻ, sinh con được “mẹ tròn con vuông”. Ý nghĩa của tráp bánh cốm/bánh phu thê chính là một mong ước về sự hòa quyện của chuyện tình yêu đẹp, sự viên mãn về cuộc sống vợ chồng chung thủy và hòa hợp. Đây là một trong những lễ tráp không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Tráp hoa quả Hoa quả được sử dụng là các loại quả có vỏ cứng, màu sắc tươi tắn như: Cam, lê, táo, nho, xoài,…Cách đơn giản nhất là xếp trong giỏ sao cho tròn trịa. Hoặc cầu kì hơn sẽ được kết hình rồng phượng bắt mắt. Hoa quả trong mâm tráp tượng trưng cho món quà được thiên nhiên ban tặng có hương vị ngọt ngào, thanh mát. Hơn nữa, những trái cây đó còn mang màu sắc đẹp luôn tươi mới biểu tượng cho tình yêu của đôi uyên ương luôn ngọt ngào và lãng mạn suốt cuộc đời. Tráp trái cây trong lễ ăn hỏi thông thường có 5 (ngũ) hoặc 9 (cửu) loại quả, bao gồm các loại như: na, bưởi, táo, cam, thanh long, xoài, lê, quýt hay nho được lựa chọn cẩn thận. Ngoài ra, tráp có thể đan xen một số loại hoa cho đẹp mắt hơn, ví dụ như hoa ly, lan trắng hoặc hoa hồng các loại. Hoa quả là món quà được thiên nhiên ban tặng. Mọi thứ đều tuyệt vời từ hương vị cho đến màu sắc. Mâm tráp ăn hỏi hoa quả có ngụ ý cho mong muốn tình yêu, hôn nhân của đôi bạn trẻ luôn ngọt ngào, tươi mát như những trái hoa quả đó. Đây chính là ý nghĩa của mâm lễ quả trong lễ ăn hỏi mà nhà trai chuẩn bị. Tráp trà rượu thuốc Mỗi gói chè nặng 100g được đặt trong hộp đỏ và được kết hình tháp giống tráp bánh cốm, bánh phu thê. Hai lễ vật này không thể thiếu khi bạn tổ chức lễ ăn hỏi. Con cháu sẽ dâng trà rượu lên ông bà tổ tiên để xin phép và chứng giám phù hộ cho đám cưới được diễn ra suôn sẻ. Mặt khác, vị cay nồng của rượu, đắng thơm của trà thể hiện mọi hương vị của cuộc sống. Nó cũng tượng trưng cho cuộc hôn nhân dù có sóng gió nào cũng sẽ vượt qua. Trà và rượu không đơn giản chỉ là một đồ uống thông thường, nó đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam ta từ xưa. Thưởng trà và rượu được nâng lên thành thú ẩm thực tao nhã và thi vị. Vì thế, bất cứ công việc trọng đại nào cũng không thể thiếu trà mời và rượu mừng. Rượu trước tiên dùng trong việc thực hiện các lễ nghi: "vô tửu bất thành lễ". Từ xa xưa, rượu được dùng để tế lễ thần linh, những bậc bề trên, cao nhân, tiền bối nhằm tương nhớ và biết ơn họ. Trong các buổi tiệc tùng, ăn uống không thể thiếu chén rượu để người dân chúc nhau trong những lúc vui vẻ, giao lưu. Trà là thức uống thanh tao, nhâm nhi chén trà đọng lại dư âm vị ngọt trong khoang miệng làm câu chuyện trở nên thi vị và tươi đẹp hơn. Lễ ăn hỏi là ngày lễ gặp mặt, thưa chuyện giữa hai bên gia đình, một chén trà mời chính là thể hiện sự đường hoàng, lịch sự để bắt đầu một mối quan hệ dài lâu. Tráp lễ đen Lễ đen ở đây chính là phong bì đựng tiền được đặt riêng hoặc trong tráp trầu cau. Số tiền này chính là số tiền thách cưới của nhà gái. Và đây cũng là món quà nhỏ thể hiện sự biết ơn đến gia đình nhà gái. Bởi họ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng người con gái mà bây giờ sắp trở thành vợ và con dâu của gia đình nhà trai. Số tiền này không lớn nhưng ý nghĩa tráp ăn hỏi tiền đen.